Văn hoá Hàn Quốc

Nét văn hóa đặc trưng ngày Tết ở Hàn Quốc

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Hàn Quốc luôn có những điều thú vị và đặc biệt mà chưa phải ai cũng biết. Chính vì vậy việc tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng ngày Tết Hàn Quốc sẽ giúp chúng ta thêm hiểu về văn hóa xứ kim chi này.

Nét văn hóa đặc trưng trong ngày tết ở Hàn Quốc

Những nét văn hóa đặc trưng ngày Tết Hàn Quốc

Vào dịp Tết, nơi nơi mọi người luôn chúc nhau những lời chúc tốt lành, cầu mong cho nhau năm mới thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Người Hàn Quốc cũng vậy, nếu bạn muốn nói một lời chúc tới những người bạn ở xứ kim chi này thì có thể sử dụng câu nói sau: “Say hay boke-mahn he pah du say oh” có nghĩa là “mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.

Tết thực sự vào ngày 1/1 nhưng từ trước đó nhiều ngày, không khí tết tràn ngập khắp mọi nơi. Đặc biệt vào ngày 30, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Mọi đồ đạc trong nhà đều được lau chùi cẩn thận.

Nét văn hóa đặc trưng ngày Tết ở Hàn Quốc

Sau khi đã dọn dẹp xong xuôi, vào tối trước đêm giao thừa, mọi người sẽ gột bỏ những bụi trần của năm cũ bằng nước nóng. Những dòng nước ấm nóng như rửa sạch mọi mệt mỏi buồn phiền một năm đã qua, giúp con người sảng khoái và nhẹ nhõm đón chào năm mới với nhiều niềm vui và thành công.

Đặc biệt vào đêm giao thừa, người Hàn Quốc sẽ đêm các thanh tre ra đốt trong nhà để xua tà ma vì phong tục xưa của cho rằng, những tiếng nổ lách tách của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ mà bỏ chạy. Cùng với đó họ sẽ đem treo những chiếc xẻng bằng rơm dùng để hót thóc gạo rơi vãi (có tên gọi là Bok jo ri) ở ngoài cửa với mong muốn nhận được nhiều phúc lộc quanh năm.

Bokjori đặc trưng văn hóa Tết Hàn Quốc

Đêm giao thừa sẽ không ai ở Hàn Quốc ngủ cả bởi họ tin vào truyền thuyết rằng nếu ai ngủ thì sáng hôm sau sẽ bạc trắng cả cả tóc lẫn lông mi cũng như là làm cho đầu óc kém minh mẫn sau khi thức dậy.

Nghi lễ đón năm mới của người Hàn Quốc

Sáng mùng một, sáng đầu tiên của năm mới là thời khắc quan trọng nhất với mỗi người dân Hàn Quốc. Mọi người đều mặc trang phục truyền thống, uống gui ballo sool và tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên gọi là Chesa do người con trai trưởng chủ trì.

Chesa đặc trưng văn hóa Tết Hàn Quốc

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cái sẽ cúi lạy ông bà, cha mẹ. Chúc người lớn trong nhà sức khỏe trong năm mới. Với trẻ nhỏ, sau khi cúi lạy sẽ được người lớn mừng tuổi. Món đồ mừng tuổi khá đa dạng, thường sẽ là tiền nhưng nhiều nhà lại mừng tuổi bằng vàng, ngọc, đá quý hoặc món quà giá trị nào đó. Kết thúc buổi lễ, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau và thụ lộc vừa dâng lên tổ tiên.

Seba đặc trưng văn hóa Tết Hàn Quốc

Mọi việc xong xuôi, các thành viên trong gia đình sẽ đi chúc tết hàng xóm, bạn thân, thăm mộ ông bà tổ tiên và đi du xuân.

Trẻ em vào những ngày này sẽ được thỏa sức nô đùa và tham gia vào những trò chơi dân gian đầy thích thú như: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori (một trò chơi trên ván gỗ và dùng gậy)

Yutnori - Trò chơi ngày tết ở Hàn Quốc

Mọi hoạt động trong năm mới đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng ngày tết của người Hàn Quốc. Bạn hãy thử tìm hiểu và tham gia, trải nghiệm những hoạt động văn hóa Hàn đặc sắc này khi đi du học Hàn Quốc để biết thêm và không còn thấy buồn khi tết ở xa quê hương.


Đăng bình luận