Du học Hàn Quốc ngành Truyền thông – Cánh cửa đưa Việt Nam ra thế giới
Du Học Hàn Quốc Tư Vấn Du Học Hàn Quốc

Du học Hàn Quốc ngành Truyền thông – Cánh cửa đưa Việt Nam ra thế giới

Bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều 2019, độc giả Việt Nam được dịp xôn xao về cách các nhà đài Hàn Quốc thực hiện phóng sự. Họ dựng trường quay di dộng trên nóc khách sạn, đưa sang nước ta những phóng viên đậm chất “oppa”. Thậm chí MBC còn phỏng vấn ngôi sao bóng đá Công Phượng về sự kiện. Dễ thấy ngành truyền thông xứ sở Kim Chi đang thuộc top đầu của thế giới. Du học Hàn Quốc ngành truyền thông từ đó cũng trở thành xu hướng tất yếu.

Du học Hàn Quốc ngành truyền thông đang là xu hướng của học sinh thế giới.
Du học Hàn Quốc ngành truyền thông đang là xu hướng của học sinh thế giới.

Ngành truyền thông là ngành như thế nào?

1. Những khái niệm cơ bản.

  • Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định.. bằng ngôn ngữ, cử chỉ, chữ viết,… Hiểu một cách đơn giản, truyền thông gồm người truyền tin, phương tiện truyền tinngười nhận tin.
  • Ngành truyền thông vì thế là ngành áp dụng những phương pháp, cách thức giao tiếp để xây dựng mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Làm sao để thương hiệu công ty, doanh nghiệp định vị trong tâm trí của khách hành, lôi kéo và tạo thiện cảm với khách hàng.

2. Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp

Chúng ta hẳn không xa lạ gì với dép rọ cao su của bộ đội Việt Nam. Nhưng ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Gucci tung ra sản phẩm tương tự với mức giá trên trời: 11 triệu VNĐ. Trong khi đôi dép này được bán phổ biến ở Việt Nam chỉ với 70 nghìn VNĐ.

Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chính là: sức mạnh truyền thông.

Một ví dụ nhỏ nhưng cũ đủ giúp chúng ta thấy rằng truyền thông hiện tại đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt là với những thương hiệu muốn vươn mình ra quốc tế.

3. Đặc điểm ngành truyền thông

Truyền thông có thể coi là ngành định hình xu thế và có tốc độ thay đổi như vũ bão. Điều này rất dễ nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi mà báo giấy, đài radio, tivi đang mất dần vị thế truyền tin vào tay của điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Những lý do nên chọn Hàn Quốc để học ngành truyền thông

1. Hàn Quốc có ngành truyền thông phát triển mạnh mẽ

Ở Việt Nam, nghệ sĩ có tầm ảnh hướng lớn nhất với giới trẻ là Sơn Tùng – MTP. Cộng đồng fans của ca sỹ sinh năm 1994 thậm chí còn có tên gọi riêng là “Sky”. Đó là một điều khác biệt so với những nghệ sỹ khác tại mảnh đất hình chữ S.

Nhưng thực ra, “văn hóa fandom” đã xuất hiện từ lâu ở Hàn Quốc. Các fans không gọi nhau là người hâm mộ Bigbang, DBSK hay BTS… mà gọi nhau là Vip, Cass, Army và rất rất nhiều cái tên khác.

Nhờ sự phát triển của ngành truyền thông và ngành công nghiệp giải trí, nền văn hóa Hàn Quốc đã và đang lan tỏa mạnh mẽ tới khắp nơi trên thế giới. Nó trở thành thứ quyền lực mềm vô cùng quan trọng của quốc gia này.

Có thể nói, với những kinh nghiệm quý giá và trình độ phát triển, Hàn Quốc có nền tảng cực kỳ lý tưởng cho học tập và nghiên cứu ngành truyền thông.

2. Điều kiện và môi trường học tập hiện đại

Các trường đại học ở Hàn Quốc luôn đề cao tính thuận tiện trong giảng dạy, học tập. Do đó sở vật chất ở đây luôn được đảm bảo, cập nhật theo đúng xu hướng.

Chương trình đào tạo đa dạng giúp sinh viên thoải mái lựa chọn những môn học và chuyên ngành phù hợp.

Đặc biệt, sinh viên ngành truyền thông tại Hàn Quốc sẽ được trau dồi các phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính ứng dụng cao như phương pháp phân tích, lý luận cùng kỹ năng thực hành nhuần nhuyễn, cải thiện tư duy phản biện và mở rộng mạng lưới quan hệ…

Sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành đã tạo nên sự hấp dẫn trong mỗi giờ học. Giúp các sinh viên luôn cảm thấy hào hứng với việc học.

3. Cơ hội thực tập tại những trung tâm/công ty truyền thông uy tín

Hàn Quốc sở hữu hệ thống trung tâm truyền thông, đài truyền hình, đài phát thanh… hiện đại và uy tín. Chúng ta có thể kể tới: KBS, MBC, Arirang… Cùng với đó là vô số các tên tuổi báo mạng, báo in lớn mạnh Naver, Soompi,… Đây chính là những địa chỉ tham quan, thực tập và làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp, năng động cho các sinh viên ngành truyền thông.

KBS – Trung tâm truyền thông hàng đầu Hàn Quốc
KBS – Trung tâm truyền thông hàng đầu Hàn Quốc

4. Mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đang trở lên khăng khít hơn bao giờ hết

Sau những chiến tích mà ông Park Hang Seo – HLV người Hàn Quốc có được với bóng đá Việt Nam. Mối quan hệ song phương 2 nước đã có bước tiến lớn. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do Hyun từng phát biểu: “Nhờ có HLV Park Hang-seo mà Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành một gia đình”.

Thêm nữa, Hàn Quốc đang có những tranh chấp thương mại với Trung Quốc khiến ngành du lịch nước này ảnh hưởng nặng nề. Du khách Việt Nam qua đó trở thành nguồn thu chính của du lịch xứ sở Kim Chi. Minh chứng là chỉ riêng trong năm 2023, lượt khách du lịch Việt Nam tới Hàn Quốc đạt 440.000. Xếp thứ 2 chỉ sau Thái Lan.

Nhận ra tiềm năng lớn trong mối quan hệ Việt- Hàn, Chính phủ nước bạn đã đưa ra những chính sách ưu tiên đặc biệt cho Việt Nam. Chúng ta có thể kể tới:

  • Miễn thị thực cho các khách du lịch đến từ Việt Nam nhập cảnh tại sân bay quốc tế Yang Yang ở Gangwon từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018.
  • Từ 23/11/2018, Công dân Việt Nam có hộ khẩu tại các thành phố lớn có thể được cấp visa vào Hàn Quốc với thời hạn 5 năm và không bị giới hạn số lần nhập cảnh.

Những trường hàng đầu để du học ngành truyền thông tại Hàn Quốc

  • Đại Học Chung-Ang
  • Đại học Sungkyunkwan
  • Đại học Konkuk
  • Đại học Busan
  • Đại học Dongguk
  • Đại học Chosun
  • Đại học Hanyang
  • Đại học Kyungsung

Điều kiện du học Hàn Quốc ngành truyền thông

Thông thường, các trường đại học tại Hàn Quốc không tổ chức thi tuyển đối với học sinh quốc tế mà xét tuyển dựa trên hồ sơ học tập của học sinh. Nhìn chung, để có thể ghi danh và theo học, bạn cần đáp ứng được điều kiện tối thiểu:

  • Học lực đạt loại khá trở lên
  • Trình độ ngoại ngữ: tối thiểu TOPIK 3

Tùy theo uy tín, chất lượng và chỉ tiêu khác nhau, mỗi trường sẽ có những tiêu chí và cách thức xét tuyển khác nhau. Một số trường sắp xếp phỏng vấn giữa học sinh và đại diện trường, một số trường yêu cầu học sinh viết bài luận hay bản tự giới thiệu bản thân, …

Thực tế, để đạt được trình độ ngoại ngữ tối thiểu TOPIK 3 không phải là điều dễ dàng với nhiều học sinh. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì các bạn hoàn toàn có thể xin học một khóa tiếng Hàn bổ trợ để có thể trang bị đầy đủ kỹ năng ngoại ngữ cho bản thân.

Lời kết

Truyền thông là mảng cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp. Ngành truyền thông từ đó cũng sẽ là tương lai cho sự phát triển của một đất nước. Điều chúng ta có thể nhận thấy ngay là các tài năng trong lĩnh vực truyền thông chắc chắn sẽ có những cơ hội việc làm rất tốt trong thời gian tới.

Hàn Quốc có những nét tương đồng về Văn Hóa với Việt Nam. Là đất nước đào tạo truyền thông danh tiếng bậc nhất thế giới. Mối quan hệ 2 nước hiện đang ở mức thân thiết chưa từng có. Đây chính là cơ hội không thể tốt hơn cho các bạn để có thể du học Hàn Quốc ngành truyền thông.

Với những thông tin nói trên, hy vọng các bạn đã có được cho bản thân một cái nhìn tổng quan về việc học ngành truyền thông tại Hàn Quốc. New Ocean hy vọng các bạn sẽ tìm hiểu, chuẩn bị thật kỹ và sớm đưa ra quyết định để không bỏ lỡ cơ hội này.

*** Mọi thắc mắc cần giải đáp, quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua chuyên viên tư vấn của Công ty tư vấn du học New Ocean (Hotline: Hà Nội ✆  // Tp.HCM ✆ ).