DU HOC HAN QUOC- DU HỌC HÀN QUỐC

This movie requires Flash Player 9

Saehae bok mani badeuseyo! – Chúc mừng năm mới

Cũng giống như các quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đón tết âm lịch. Điều đặc biệt ở chỗ, ở Hàn Quốc, những phong tục tập quán cũng chịu ảnh hưởng khá lớn từ văn hoá Trung Hoa, giống như Việt Nam.

Khởi nguồn của ngày tết đầu năm mới

Theo như Lịch Gregorian (hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII ( 1502 – 1585) đưa ra và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng), ngày đầu năm mới sẽ thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, nó sẽ được tính toán sao cho rơi đúng vào tháng thứ 2 sau ngày đông chí. Việc tính toán này dựa theo lịch của người Trung Quốc, vốn kết hợp âm lịch và dương lịch.

tet-han-quoc-Truyền thống trong ngày Tết

Trong những ngày Tết, đường phố luôn vắng vẻ. Người dân Hàn  Quốc coi Tết là dịp để đoàn tụ với người thân trong gia đình. Họ có thể về quê, đi xa hoặc xum tụ với bạn bè đón tết.

Để trào đón năm mới, người dân nơi đây khoác lên mình bộ quần áo Hanbok truyền thống, hoặc Seolbim nhiều màu sắc.

Cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình. Sau khi các cháu làm động tác cúi đầu chào năm mới (sebae) trước người lớn và chúc họ may mắn (bok), trẻ em sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó.

Ẩm thực Hàn Quốc trong ngày Tết

mon-an-ngay-tet-cua-nguoi-han-quoc-mon-ttok-kik

món ttok-kuk

Không thể không nhắc đến văn hoá ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng Thần, Phật và tổ tiên. Đồ ăn để cúng Thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết, bao gồm cả thành phẩm hoặc mới chỉ là các nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm sơ chế.

Vào Đêm giao thừa, người Hàn phải hoàn tất các đồ ăn đã chế biến để đem đặt lên bàn thờ, có khi tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Các món ăn khác cũng hay dùng trong dịp Tết là bánh bao, bánh pindaettok (bánh tráng kếp đậu xanh) và sujonggwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món cay kim chi.

Trong số các loại bánh truyền thống ngày tết, phải kể đến bánh doo-boo cam-ja-jun làm bằng đậu nành, khoai và rau quả. Hoặc bánh doo-boo dong-co-rang-deng làm bằng đậu phụ với trái cây xắt nhỏ, ăn trong khi uống trà.

Mặc dù cuộc sống công nghiệp khẩn trương, hối hả đã khiến cho nhiều gia đình Hàn Quốc thường ngày khó thực hiện được tập tục uống trà theo đúng các nghi thức riêng của “trà đạo” Hàn Quốc, song với không ít gia đình có nề nếp gia phong truyền thống ở làng quê và kể cả đô thị vẫn duy trì được các nghi thức “trà đạo” trong những ngày lễ tết dân tộc hay những ngày giỗ, ngày vui riêng của gia đình. Một vài loại trà ngon có hương vị đặc biệt mà người Hàn hay dùng vào dịp Tết là trà camip ướp lá trái cây hồng, rất thơm; trà saenggang ướp gừng; trà kyepicha ướp quế; trà insam trộn với sâm, rất quý; đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả 5 vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cái bái lạy cha mẹ, ông bà. Cả nhà quây quần cùng nhau thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Sau đó mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân.

Họ thường đến những nơi đã được xây dựng từ các triều đại cũ theo triết lý “thiên địa nhân hoà đồng” của đạo Lão. Đó là vườn Anapchi ở Kyogju, cách Seoul 360 km về phía Đông Nam, xây dựng từ thời Schlla- năm 935 hoặc cảnh vườn Soswaewon ở Kangnung phía Đông Seoul xây dựng từ thời Yang San-bo (1503-1577). Lớp trẻ ở Seoul thì hay đi thăm vườn Namwon đã được xây dựng từ 500 năm trước đây…

Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là Saehae bok mani badeuseyo! “say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “ mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”. Trong những ngày tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri” ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Trên đây là những thông tin về cách thức đón tết của người Hàn Quốc. Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những truyền thống ý nghĩa trong dịp này của Hàn Quốc trong những bài viết sau.

 

  • Pin It
  • Share
  • Tweet